Đánh giá và đón nhận Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, đã nhận xét rằng: "Bức ảnh có bố cục chặt chẽ, vừa có tính khái quát cao vừa có những chi tiết sinh động; làm nổi bật chân dung vị lãnh tụ vĩ đại mà vô cùng giản dị, ung dung tự tại".[6] Bức ảnh được cho là đã trở thành biểu tượng tinh thần đoàn kết dân tộc của Việt Nam, được giới thiệu tại nhiều triển lãm khác nhau cả trong và ngoài nước.[7][8] Năm 1996, cùng với bức ảnh Mẹ con ngày gặp mặt, tác giả Lâm Hồng Long đã trở thành 1 trong 4 người đầu tiên nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh dành cho nhiếp ảnh.[9] Đến nay, chiếc đũa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, bức ảnh này là cơ sở quan trọng để Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ 2005 – 2010 căn cứ đề nghị nhà nước Việt Nam công nhận ngày 3 tháng 9 hàng năm là Ngày Âm nhạc Việt Nam.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn //www.worldcat.org/oclc/645819839 //www.worldcat.org/oclc/951206923 http://mattran.org.vn/van-ban-huong-dan/xuat-xu-bu... https://baotintuc.vn/ban-doc/tren-duong-lam-hong-l... https://cand.com.vn/Tu-lieu-van-hoa/Nhung-buc-anh-... https://books.google.com.vn/books?id=JklRAQAAMAAJ https://books.google.com.vn/books?id=ZWtuAAAAMAAJ https://nhandan.vn/post-416459.html https://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/dieu-tra/ke-... https://tuoitre.vn/news-2021010820264689.htm